Lực lượng chức năng đã tiếp cận chiếc xe đầu kéo trong vụ sập cầu Phong Châu (Phú Thọ), nhưng không thấy nạn nhân trong xe.
Ngày 15/9, Công an tỉnh Phú Thọ cho biết, đã huy động thêm 30 cán bộ, chiến sĩ với trang thiết bị lặn chuyên dụng tiếp cận hiện trường vụ sập cầu Phong Châu để tìm kiếm các nạn nhân.
Lực lượng chức năng tiếp nhận xe đầu kéo. Ảnh: XĐ
Theo đó, lực lượng cứu nạn, cứu hộ của công an, quân đội đã tiếp cận hiện trường cầu Phong Châu bị sập để tìm kiếm nạn nhân mất tích và phương tiện bị nạn.
Vị trí lực lượng chức năng tiếp cận cách cầu Phong Châu bị sập gần 100m, thuộc khu 23 xã Vạn Xuân, huyện Tam Nông. Đây là nơi phát hiện ô tô đầu kéo BKS 19R-0111.11 đang mắc kẹt. Qua tìm kiếm, lực lượng chức năng không tìm thấy nạn nhân trong cabin xe.
Lực lượng chức năng đang huy động tối đa lực lượng, phương tiện, trang thiết bị để triển khai phương án tìm kiếm nạn nhân mất tích và trục vớt phương tiện bị nạn.
Trước đó, khoảng 18h ngày 14/9, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trên sông, lực lượng chức năng phát hiện một thi thể nữ giới đang trôi trên sông Hồng, thuộc địa phận xã Vĩnh Lại, huyện Lâm Thao. Nạn nhân được xác định là bà Nguyễn Thị H. (48 tuổi), trú tại xã Thạch Đồng, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ
Hiện tại, một áp thấp ở phía Đông Bắc Philippines đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới. Các cơ quan khí tượng trong khu vực dự báo nó sẽ thành bão và có đường đi gần giống bão Yagi, tức là sẽ vào Biển Đông rồi vào Vịnh Bắc Bộ. Nếu vậy, nước ta sẽ gọi nó là cơn bão số 4.
Theo cơ quan khí tượng Philippines (PAGASA), vùng áp thấp ở phía Đông Bắc nước này đã phát triển thành áp thấp nhiệt đới (ATNĐ), tên là Gener, vào sáng nay, 16/9. Còn Trung tâm Cảnh báo Bão Liên hợp (JTWC) của Mỹ vẫn ghi ký hiệu áp thấp này là 98W.
Theo JTWC, sức gió duy trì tối đa của ATNĐ này hiện là 30 – 35 km/h và nó đang có môi trường khá thuận lợi để phát triển với độ đứt gió ở mức thấp đến trung bình. Các mô hình dự báo hiện tại cho thấy nó sẽ đi chậm theo hướng Tây đến Tây Bắc về phía Bắc của Philippines, trong quá trình đó vẫn tiếp tục mạnh dần lên.
Vị trí của 98W trên bản đồ của Zoom Earth, dựa trên thông tin từ JTWC, vào sáng nay, 16/9. Ảnh: Zoom Earth, JMA.
Đáng chú ý, Cơ quan Khí tượng Nhật Bản (JMA) đã đưa ra đường đi dự báo của ATNĐ này, và nó khá giống với đường đi của bão Yagi (bão số 3). Tức là, nó cũng băng qua phía Bắc của Philippines, vào Biển Đông, đi qua đảo Hải Nam (Trung Quốc) và vào Vịnh Bắc Bộ. Theo dự báo của JMA, 98W/ Gener sẽ vào Vịnh Bắc Bộ vào ngày 21/9, khi đó nó sẽ có sức gió 72 km/h (cấp 8), gió giật 108 km/h (cấp 11).
Dự báo của JMA lúc sáng nay về đường đi của 98W/ Gener. Ảnh: JMA.
Còn PAGASA nhận định, 98W/ Gener mạnh lên thành bão khi vào Biển Đông nhưng sẽ bắt đầu yếu đi trước khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc) và chỉ còn là một ATNĐ. Nó cũng sẽ là một ATNĐ khi/ nếu vào Vịnh Bắc Bộ vào ngày 21/9.
Do thời điểm ngày 21 – 22/9, miền Bắc nước ta có thể đón một đợt không khí lạnh nên cuối tuần này, nhiều tỉnh thành ở miền Bắc có khả năng có mưa to (do ảnh hưởng của ATNĐ/ bão), nhiệt độ giảm, trước khi bắt đầu có những ngày mát và khô theo kiểu mùa Thu.
Dự báo của PAGASA lúc sáng nay về đường đi của 98W/ Gener. Ảnh: PAGASA.
Nếu/ khi ATNĐ nói trên thành bão, nó có thể được đặt tên là Soulik.
Vì ATNĐ/ bão có thể liên tục thay đổi, chưa thể dự báo nó có đổ bộ nước ta không và khi đó có cường độ thế nào, nên người dân lưu ý theo dõi các bản tin và thông báo của cơ quan chức năng địa phương để có cách ứng phó phù hợp.