Sinh ra tại một làng quê giàu truyền thống văn hiến và cách mạng, trong một gia đình có truyền thống hiếu học và yêu nước, Thượng tướng, GS.TS Tô Lâm đã thừa hưởng, kết hợp được trong mình nhiều tố chất: Đó là sự cẩn trọng, kỹ lưỡng của một người làm khoa học; sự năng nổ, quyết đoán (thậm chí quyết liệt) của một nhà quản lý, một vị Tướng quân.
Thư chúc mừng năm mới của Bộ trưởng Bộ Công an
Nguyên tắc, bài bản, mạch lạc; coi trọng văn hóa và thượng tôn pháp luật – đó là phẩm chất, đồng thời cũng là phong cách sống của ông. Trên cương vị Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, với tầm tư duy chiến lược cùng những quyết định táo bạo, mang tính đột phá, hiện ông được xem là một trong những “Tư lệnh ngành” đi tiên phong về cải cách…
Địa danh đặc biệt với những nhân vật đặc biệt
Thượng tướng, GS.TS Tô Lâm sinh ngày 10-7-1957, quê ở thôn Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Nằm cách trung tâm Thủ đô Hà Nội khoảng 30km, đây là “cái nôi” sinh ra nhiều nhà khoa bảng; nhiều danh nhân văn hóa và cách mạng.
Nói một cách mộc mạc, đất này “phát” cả về “đường văn” lẫn “đường võ”. Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, ở Xuân Cầu “nổi” nhất là hai dòng họ: Dòng họ Tô và dòng họ Nguyễn. Chỉ tính riêng trong thế kỷ XX, nếu như họ Tô có những nhà cách mạng tiền bối, từng giữ các cương vị quan trọng trong bộ máy của Đảng, Nhà nước như đồng chí Tô Hiệu (nguyên Ủy viên Thường vụ Xứ ủy
Bắc Kỳ); đồng chí Lê Giản (tên thật Tô Gĩ, nguyên Giám đốc Nha Công an Trung ương – vị trí cao nhất của lực lượng Công an khi ấy; nguyên Phó Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao); đồng chí Tô Quang Đẩu (nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ); đồng chí Tô Duy (nguyên Chủ tịch Trọng tài Kinh tế Nhà nước, một vị trí hàm ngang Bộ trưởng)… thì họ Nguyễn cũng có những tên tuổi lớn:
Đồng chí Lê Văn Lương (tên thật Nguyễn Công Miều, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị; nguyên Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội); đồng chí Nguyễn Công Mỹ (nguyên Giám đốc Nha Bình dân học vụ); đồng chí Nguyễn Tài (Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ – nay là Bộ Công an)…
Cũng vậy, nếu như họ Nguyễn có nhà văn Nguyễn Công Hoan (nguyên Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật) thì phía họ Tô có danh họa Tô Ngọc Vân (nguyên Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam; Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật)… Đấy là chúng tôi mới chỉ sơ tính các cụ “lớp trước”.
Được biết, hiện trong số những nhân vật ưu tú sinh trưởng tại Xuân Cầu, đã có 5 người được đặt tên đường phố. Đó là các vị: Tô Hiệu, Tô Chấn (cán bộ tiền khởi nghĩa, anh trai đồng chí Tô Hiệu), Tô Ngọc Vân, Nguyễn Công Hoan, Lê Văn Lương…
Đại tá, Anh hùng LLVTND Tô Quyền cùng vợ và các con (người đứng thứ 3 từ trái sang là Bộ trưởng Tô Lâm). Ảnh chụp năm 1975.
Thiết nghĩ, chỉ trong phạm vi một làng thôi mà đã liệt kê được một “danh sách vàng” như vậy, hẳn là điều hiếm thấy trong cả nước. Lại nhớ, trong số 158 đại biểu chính thức về dự Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng tổ chức tại Chiêm Hóa, Tuyên Quang (năm 1951), riêng thôn Xuân Cầu góp 5 đại biểu (gồm các đồng chí: Lê Văn Lương, Lê Giản, Tô Duy, Tô Quang Đẩu, Trần Bình), lập một kỷ lục “độc nhất vô nhị” trong các thôn làng của cả nước.
Trong “ngôi nhà lớn” thì vậy, trong “ngôi nhà nhỏ” là gia đình, Thượng tướng, GS.TS Tô Lâm cũng được thừa hưởng một truyền thống đáng tự hào. Cụ thân sinh ra ông chính là Đại tá Tô Quyền,
Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ chống Mỹ, nguyên Phó ban An ninh Tây Ninh, nguyên Giám đốc Công an tỉnh Hải Hưng (tên gọi hai tỉnh Hải Dương, Hưng Yên hiện nay), nguyên Cục trưởng các Cục: Cảnh sát giao thông, Cảnh sát quản lý trại giam… Hiện ở Xuân Cầu, một trường học mang tên đồng chí Tô Quyền đã được khánh thành cách đây ít lâu.
đồng chí Tô Quyền từng là một nhân vật văn học. Cuốn truyện ký “Lá chắn thép” do nhà văn Diệp Hồng Phương chấp bút, NXB Công an nhân dân ấn hành năm 2015 đã đề cập tới cuộc chiến đấu khốc liệt của lực lượng An ninh Tây Ninh trong kháng chiến chống Mỹ, trong đó, tác giả dành số trang thích đáng để nói về vai trò, hoạt động của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Tô
Quyền. GS.TS Tô Lâm cho biết, ông rất cảm động và hoàn toàn bất ngờ khi biết có quyển sách này và quyển sách đã giúp gia đình hiểu thêm những năm tháng nhọc nhằn, đầy gian khổ, hy sinh của cha mình cùng những người đồng đội thân yêu.
Xuất hiện từ trang 67 đến trang 229 (tức trang cuối) của cuốn sách, đồng chí Tô Quyền là một trong những nhân vật có vai trò quan trọng (có lúc gần như quyết định) trong khoảng thời gian gần 10 năm ở một địa bàn gian khổ, ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Là cán bộ miền Bắc chi viện, đồng chí được Ban An ninh Miền cử về Ban An ninh Tây Ninh thay thế một đồng chí mới qua đời, giữ chức vụ Phó ban (có lúc đồng chí gánh trách nhiệm như một Trưởng ban).
Đồng chí là người thương dân, thương lính; có tinh thần cảnh giác cao; có óc phán xét nhạy bén. Đặc biệt, ngoài khả năng chỉ huy, chỉ đạo trực tiếp cuộc chiến đấu ở cơ sở, đồng chí còn là người rất chịu đọc sách, nghiên cứu các Nghị quyết của Đảng. Tại Ban An ninh Tây Ninh – nơi nhiều năm đồng chí giữ cương vị Phó ban – đồng chí thường đảm trách nhiệm vụ biên soạn bài giảng huấn luyện cán bộ an ninh cấp huyện, tỉnh.
Thay mặt Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Tô Lâm trình bày Dự thảo Luật An ninh mạng tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chiều 14-9-2017 (Ảnh: Quốc hội).
Qua phản ánh của những người từng được đồng chí Tô Quyền truyền giảng, thì đồng chí là người có năng lực truyền đạt hấp dẫn các văn bản có tính lý luận cao, khiến anh em cán bộ thuộc cấp tâm phục khẩu phục. Có thể nói, đồng chí là người hùng biện. Những ai từng tiếp xúc, được nghe diễn giả Tô Lâm nói chuyện, hẳn sẽ thấy ông được thừa hưởng cái “gien” này của cụ thân sinh, bên cạnh sự “giống nhau” ở phong cách cẩn trọng, sâu sát trong xử lý công việc.
Trong “Lá chắn thép”, đồng chí Tô Quyền xuất hiện với tên gọi… Tô Lâm. Tác giả Diệp Hồng Phương đã giải thích điều này qua đoạn đối thoại giữa hai nhân vật khi một người nhận được lá thư có ghi dòng chữ ngoài bì “Kính gởi đồng chí Tô Quyền”.
– “Đồng chí Tô Quyền” là ai chú Hai?