Vụ án sinh viên trẻ Phan Minh Mẫn, ngụ huyện Bình Chánh, TP.HCM chích điện gi:ết cha đẻ của mình vào năm 2010 gây chấn động dư luận.
Bản án của tòa cấp sơ thẩm đã tuyên Mẫn mức án tử hình. Gia đình, người thân, bạn bè khi nhận được tin đều vô cùng đau buồn, tuyệt vọng. Thế nhưng, tôi đã mạnh dạn vào cuộc để “giải cứu” cho Mẫn thoát khỏi án tử tại cấp phúc thẩm.
Cuộc gặp tình cờ
Vào một buổi sáng 17/7, tôi đang loay hoay sắp xếp tài liệu tại văn phòng thì có hai người phụ nữ bước vào nhờ luật sư bào chữa vụ án hình sự. Người phụ nữ lớn tuổi nghẹn ngào nói vừa vào thăm con trai đang bị giam ở Chí Hòa. Họ đi ngang đây nhìn thấy biển hiệu “Văn phòng luật sư Người Nghèo” nghĩ rằng có thể giúp được nên vào hỏi thăm.
Rồi chị trình bày, chị là mẹ của bị cáo Phan Minh Mẫn vừa bị tòa cấp sơ thẩm xử tội “Ɠi:ết người” với mức án cao nhất là “tử hình”. Bị h:ại chính là cha đẻ của bị cáo. Người phụ nữ ngồi cạnh là em ruột của cha và là cô ruột của bị cáo.
Chưa biết rõ nội dung vụ án nhưng trong tôi đã có suy nghĩ, với hành vi “tày đình” tội gi:ết cha của bị cáo sẽ rất khó để tòa phúc thẩm thay đổi phán quyết y án.
Bi kịch gia đình
Qua nghiên cứu hồ sơ cho thấy, hành vi phạm tội của bị cáo là hậu quả mà nạn nhân nhận lấy từ vấn đề “b:ạo h:ành gia đình” của người chồng đối với vợ, của người cha đối với con. Nhận thấy, số phận của bị cáo phải chịu mức án cao nhất thật là nghiệt ngã, thật cay đắng cho chính bị cáo.
Bị cáo mong muốn đơn giản là giải thoát cho mẹ, cho em, cho chính bản thân bị cáo thoát khỏi đòn roi, mắng nhiếc, đập phá, muốn thoát khỏi cảnh người cha say xỉn không giới hạn, cảnh mẹ con phải bỏ nhà trốn đi khi bị dọa nạt…
Phân Minh Mẫn và gia đình.
Tôi thật sự ngạc nhiên khi chính bà nội lại “kể tội” con mình (cha Mẫn) và mong muốn đứa cháu nội đích tôn mà bà yêu quý được sống với bà đến cuối cuộc đời này.
Nhìn mái tóc bạc, đôi mắt thâm sâu của bà tôi hiểu được nỗi đau của bà. Bà đã mất một đứa con giờ đây lại sẽ mất thêm đứa cháu nội.
Bà nội Mẫn kể: “Cháu Mẫn rất có hiếu, mỗi lần bị cha đ:ánh là nó chạy sang nhà nội trốn, được vài ngày là nó nằng nặc đòi về để lo cho cha, cho mẹ vì nó nói cha say xỉn mới làm thế chứ bình thường cha rất tốt”.
Còn mẹ Mẫn trải lòng: “Mẫn rất ngoan, đang là sinh viên của trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Phú Lâm, học giỏi, luôn được thầy cô yêu mến. Có món gì ngon đều dành cho mẹ”.
Tôi đọc đi, đọc lại tập hồ sơ vụ án của Mẫn. Vì sao Mẫn lại có những hành động đặc biệt nghiêm trọng đến thế?. Vì sao bà nội Mẫn lại kể tội cha Mẫn, không oán giận Mẫn? Vì sao mẹ Mẫn lại có hành vi che giấu tội phạm nhưng cơ quan điều tra không khởi tố xử lý.
Tại một bản khai của mẹ Mẫn đã nói rõ: “Sau khi cưới tôi, ông Tuyên (cha Mẫn) đã hay nhậu say xỉn, không lo cho gia đình, hay đập nhà đập cửa. Con tôi cũng bị chồng tôi đ:ánh rồi đuổi mấy mẹ con ra khỏi nhà… Mang tiếng có chồng nhưng một mình tôi lo lắng tất cả. Từ bao năm nay một mình tôi làm thuê, làm mướn để nuôi chồng con”.
Tôi đã hiểu, ba mẹ con Mẫn đã sống khổ sở thế nào, người cha đã có hành vi b:ạo h:ành gia đình mà pháp luật đã nghiêm cấm. Và rồi tôi quyết định bào chữa miễn phí cho Mẫn.
Đi tìm lời gỡ tội
Từ đó tôi quyết tìm hiểu thêm nhận xét đ:ánh giá của hàng xóm về Mẫn, họ nói Mẫn rất đáng thương, tuổi thơ của hai anh em Mẫn là những ngày dài sống trong nỗi lo lắng, phập phồng với những chịu đựng cùng cực của mẹ vì những trận đòn nối tiếp của cha. Tôi đề nghị rồi họ đồng lòng ký tên tập thể đơn xin cứu xét gửi Tòa giảm nhẹ hình phạt đối với Mẫn vì suy nghĩ nông cạn mà bị cáo đã phạm trọng tội.
Tôi lại tìm đến ngôi trường nơi Mẫn đang học. Tại đây tôi gặp được thầy Nguyễn Công Thạnh, chủ nhiệm lớp Mẫn nhận xét: Mẫn rất chăm chỉ, chịu khó trong học tập, có bản tính hiền lành, điềm đạm. Tôi xin trích lục toàn bộ bảng điểm, quá trình học tập.
Tôi đặt vấn đề để thầy và tập thể lớp hãy cùng hành động cứu em Mẫn và họ đã đồng thuận. Rồi thầy Hiệu phó tổ chức buổi gặp gỡ với các thầy cô trong trường để trao đổi cùng luật sư biện pháp giúp Mẫn. Sau đó Đoàn trường làm văn bản gửi Tòa án kiến nghị giảm mức án phạt tử hình đối với thanh niên Phan Minh Mẫn.
Tôi viết thư và tìm gặp Tiến sĩ tâm lý học Huỳnh Văn Sơn, Trưởng bộ môn Tâm lý học Khoa Tâm lý Giáo d:ục Trường ĐHSP TP.HCM để có tiếng nói chuyên môn về tâm lý. Ngoài ra bác sĩ Ngô Tích Linh, giảng viên bộ môn Tâm thần học trường Đại học Dược TP.HCM cũng đã giúp đỡ tôi nhiệt liệt trong việc phân tích yếu tố tâm lý học đối với hoàn cảnh của Mẫn để có thêm tư liệu nghiên cứu. Các bài phân tích của họ đã giúp tôi có thêm sức thuyết phục trong bài bào chữa của mình.
Chưa an tâm, tôi lại viết thư gửi Thành Đoàn TP.HCM nhờ giúp đỡ, rồi tôi lại đến gõ cửa các cơ quan đoàn thể khác như: UBMTTQ, Hội Liên hiệp phụ nữ, báo chí… cùng lên tiếng bảo vệ Mẫn.
Mở đường sống
Ngày 21/9, Tòa phúc thẩm TANDTC tại TP.HCM mở phiên tòa xét xử bị cáo Mẫn. Hôm đó, phiên tòa đầy áo trắng, tôi đã nhận ra họ là sinh viên bạn của Mẫn. Rồi còn có những cô dì quần áo lam lũ, họ là hàng xóm của Mẫn cùng đến dự ngồi chật ních phòng xử. Bà nội Mẫn thì luôn tay khấn vái cầu mong cháu nội được sống.
HĐXX phúc thẩm nhận định: Do xác định bị cáo gi:ết c:hết cha có nguyên nhân là xuất phát từ việc trước đó cha bị cáo có hành vi ngược đãi những người trong gia đình, kích động đối với bị cáo.
Cấp sơ thẩm chưa đ:ánh giá đầy đủ các tình tiết xảy ra vụ án, chưa xem xét đầy đủ nguyên nhân, mục đích, động cơ phạm tội của bị cáo nên HĐXX chấp nhận đề nghị của viện kiểm s.át, kháng cáo của bị cáo, của mẹ và bà nội của bị cáo… ghi nhận lời bào chữa của luật sư nên giảm án cho bị cáo từ hình phạt “tử hình” xuống “chung thân”.
Chủ tọa chưa tuyên dứt lời, dù không được phép nhưng bà nội của Mẫn bất ngờ quỳ thụp xuống vái lạy bày tỏ lòng biết ơn với phán quyết của Tòa. Mẹ Mẫn, em gái và vài người thân của Mẫn cũng òa khóc.
Còn Mẫn thì mở to đôi mắt thầm biết ơn HĐXX đã cứu sống để Mẫn còn có ngày về, có cơ hội sống để được báo hiếu với mẹ. Riêng tôi là người vui nhất, vì những việc làm của tôi đã có kết quả.
Hôm sau, mẹ Mẫn đem đến biếu tôi một giỏ trái cây tươi, rối rít cảm ơn rồi bước vội vào trại giam để gặp mặt Mẫn trước khi Mẫn được chuyển đi đến nơi thụ án.
Nguồn: https://zingnews.vn
Đau xót phiên toà bà nội xin toà bà nội xin toà “tử hình” cháu đích tôn vì cứu mẹ mà ‘gi:ết’ cha
Cứu mẹ khỏi bị cha đ:ánh đập tàn ác ngay trong ngày Tết, chàng trai Lê Anh Tuấn (SN 1995) đã biến thành nghịch tử h:ại cha. Thế nhưng nỗi đau tột cùng mà Tuấn không ngờ tới lại chính là việc bà nội bênh cha, đến đồn công an yêu cầu tử hình cháu nội.
Đối tượng Tuấn
Về đến trung tâm chợ xã, không khó khăn lắm để hỏi thăm nhà của Lê Anh Tuấn (SN 1995, ngụ ấp Vĩnh Khánh 2, xã Vĩnh Xuân, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long) bởi vụ án con gi:ết cha lắm thương tâm này ai cũng biết. Thế nhưng không một ai trách hành vi nhẫn tâm của người con mà còn cảm thấy nhẹ nhõm cho cuộc sống của gia đình Tuấn sau này, sẽ không còn phải bị b:ạo h:ành, xách dao rượt c.hém mỗi ngày, tuy cái giá phải trả là những tháng ngày trong lao tù của Tuấn là quá đắt. Băng qua con đường ruộng quanh co, lầy lội, ngôi nhà lá của Tuấn hiện lên hoang tàn, trống trải.
Chị Nguyễn Thị Thanh Lài (SN 1967, mẹ Tuấn) mới từ ruộng trở về với vẻ ngoài tiều tuỵ, đôi chân trần gầy guộc lấm lem bùn đất. Thắp nén nhang lên bàn thờ chồng, người phụ nữ từ tốn: “Những lời tôi sắp kể, không thêm bớt chuyện gì cả. Tất cả đều là lỗi của chồng tôi, dù linh hồn ổng có về trách cứ, tôi cũng không sợ. Cũng may hôm nay mẹ chồng tôi đi vắng, nếu không sẽ không cho tôi tiếp chuyện hoặc đổ hết tội lên đầu thằng Tuấn”.
Chấm vội giọt nước mắt trực trào, chị bùi ngùi tâm sự 28 năm trước tình cờ quen biết Lê Văn Lưng (SN 1966), người đàn ông theo chị vào thời điểm đó là vô cùng hiền hoà, dễ mến. Nghĩ rằng nếu cưới phải một người tốt mà nhà cửa có đến 29 công ruộng, con cái sau này sẽ có cuộc sống đỡ vất vả, hai người về chung sống mà không cưới hỏi. Nào ngờ đó lại là quyết định sai lầm, kéo dài tấn bi kịch cho chị đến tận bây giờ.
Đầu tiên chị vấp phải sự phản đối của mẹ chồng khi bà không ưng thuận cô con dâu “không môn đăng hộ đối”. Không những chỉ cho một công ruộng để canh tác, mẹ chồng còn thường xuyên đay nghiến, trách cứ khiến chị luôn tủi phận. Thêm vào đó, từ ngày ăn ở với nhau, chị mới phát hiện rõ tính nết biếng nhác, cọc cằn của chồng. Mẹ chồng ghẻ lạnh, chồng không thương, từ đó chị phải đi làm thuê, tự nuôi thân mình và đứa con còn trong bụng, có khi lén đào khoai lang của hàng xóm ăn sống cho đỡ cơn đói.
Càng ngày người chồng càng bộc lộ rõ bản chất tồi tệ. Sau thời gian ngắn vờ tỏ vẻ quan tâm gia đình, anh bắt đầu “sống thật”, nhậu nhẹt bê tha, không chịu làm ăn. Một tháng 30 ngày, đến 29 ngày anh say xỉn, đ:ánh đập vợ không thương tiếc. Chỉ vào chiếc mũi gãy đến giờ vẫn còn nguyên sẹo, chị nghẹn ngào nhớ lại: “Hôm đó ổng nghiền rượu, bắt tôi phải tháo đôi bông tai ra đem đi bán. Tôi không chịu thì ổng nhào tới, ngồi chắn ngang bụng rồi đấm liên tục vào mặt, mặc lúc đó tôi có bầu”.
Không chỉ hành hung vợ, 3 đứa con nhỏ của mình, anh cũng đ:ánh đập không tha. Đứa con gái lớn khi ấy mới 12 tuổi đã bị cha cho nhừ đòn đến bất tỉnh, xỉu giữa ruộng vắng. Tuấn là con trai giữa, khi lên 9 cũng từng bị cha lấy dây xích trói tay chân bỏ vào cái lu đầy nước, suýt c:hết vì ngộp, dù chẳng ai làm gì có lỗi.
Chịu không n.ổi, hơn 5 năm trước, chị gom hết trong nhà được 150 ngàn rồi dắt con bỏ trốn lên Sài Thành sinh sống. Sau gần một ngày lội bộ khắp nơi tìm chổ ở, chị may mắn gặp được một chủ nhà có lòng tốt, không đòi tiền nhà trước. Trừ tiền xe, bao nhiêu tiền còn lại trong người, chị đều mua mì gói cho hai con nhỏ dằn bụng qua ngày, còn chị và con gái lớn phải nhịn đói suốt 5 ngày liền. Thấy mặt mày hốc hác, tái mét, người dân thương tình giới thiệu việc làm tại một xưởng cửa sắt, từ đó cuộc sống mẹ con chị mới ổn định hơn.
Người phụ nữ chưa hết bàng hoàng khi kể lại những ngày bị chồng b:ạo h:ành
Thương con không đủ cha mẹ, sau hơn một năm xa quê, chị dẫn con trở về với hi vọng chồng đã sửa lỗi. Bao nhiêu tiền bạc chắt chiu, chị gom hết mua thêm 3 công ruộng của mẹ chồng và đàn heo nhỏ. Thế nhưng lúc vợ còn tiền thì “gã ma men” còn vui vẻ, khi hết tiền thì trở lại thói hung tàn. Đàn heo chưa kịp lớn, anh đã bán dần từng con lấy tiền ăn nhậu, mua vui ở cà phê đèn mờ, thậm chí còn dẫn gái điếm về nhà ngủ. Chị tuy rất đau lòng nhưng vẫn không dám nói một lời vì sợ đòn đau, khi chịu không thấu lại một lần nữa bỏ nhà lên Sài Thành sinh sống.
Ngày giáp Tết Quý Tị, mẹ con chị về quê mua sắm đồ đạc, thờ cúng ông bà, nào ngờ chuyến đi này nhuốm màu tang thương. Trưa ngày 11/2 (ngày mùng Hai Tết), đợi mãi vẫn không thấy cha đi nhậu về, Tuấn cả gan hỏi mượn mẹ chiếc xe máy để đi chơi với bạn. Người cha say xỉn khi lảo đảo về không thấy xe đâu liền lớn tiếng la mắng vợ, kêu con út đi kiếm. Tuấn hôm đó lại bất thường uống rượu với bạn, nhưng vẫn trở về trả xe, từ tốn nhận lỗi, lên giường ngủ.
Một lúc sau, cha rủ một người bạn về nhà nhậu. Trong lúc ăn uống, người này luôn miệng hỏi thăm về công việc, chỗ ở của mẹ con chị Lài ở Sài Thành và mong muốn qua Tết chị sẽ giúp đỡ khi vợ chồng mình lên sinh sống. Sau khi bạn ra về, người chồng một mực vu oan vợ đã dan díu với người bạn kia, mặc những lời giãi bày, van xin quỳ lại. Chửi một hồi, anh còn nhắc lại chuyện chiếc xe, mắng vợ mình không biết dạy con rồi lao vào nắm tóc, kéo vợ ra vườn, vung tay đ:ánh đập.
Nghe tiếng kêu cứu thất thanh của mẹ, Tuấn choàng tỉnh chạy ra can ngăn, lớn tiếng trách mắng cha. Người cha thấy đứa con “bật” lại, chạy vào nhà xách con dao mác dùng ra. Người vợ vội xông vào nắm c:hặt tay chồng van xin, giằng co mãi người cha mới chịu buông tay bỏ đi, nhưng không ngớt chửi bới.
Có lẽ sẵn hơi men trong người, Tuấn vác ống bơm xe đạp gần đó đuổi theo, đ:ánh liên tục vào cha nhưng ông may mắn né được, túm tóc con đập liên tục vào gốc cây dừa. Chàng trai tức tốc bỏ chạy vào nhà, quay lại với con dao nhỏ rồi xông tới vung nhiều nhát. Nhát dao hiểm ác đ:âm trúng tim đã khiến nạn nhân c:hết ngay tại chỗ.
Vụ án khép lại, người cha vũ phu n.á.t rượu đã c:hết, nghịch tử đang trong nhà giam chờ phán quyết của tòa. Lạ một điều là dù Tuấn gây tội lỗi tày trời, bà con hàng xóm đều cảm thông, mong muốn hung thủ được toà án thương tình mà xử mức án thấp nhất. Riêng bà nội của Tuấn lại khác. Dù ở s.át bên nhà, chứng kiến biết bao trận đòn tàn ác của con trai mình dành cho vợ con, bà vẫn một mực kêu oan cho con trai. Sắc lạnh hơn, bà còn đến trụ sở công an bịa chuyện cháu nội là đứa hư đốn, đề nghị phải tuyên án tử hình, “nhẹ nhất cũng phải chung thân”.
Mẹ Tuấn ngán ngẩm: “Không tưởng tượng n.ổi bà lại nhẫn tâm vậy. Bao nhiêu sai trái bà đều đổ hết lên đầu thằng cháu. Hồi đó bà ghét tôi đến nỗi kêu thầy cúng về lập đàn “làm phép” để vợ chồng tôi phải li dị, rồi xúi chồng và chị em chồng đ:ánh đập tôi, dù tôi không làm gì nên tội, có chăng chỉ là “tội” nghèo quá. Giờ tôi ở đây mà lòng thấp thỏm không yên vì người nhà chồng thường qua kiếm chuyện và đòi gi:ết tôi “đền mạng”. Nhưng dù thế nào, tôi vẫn phải ở đây, làm ruộng kiếm tiền lo cho con những ngày đi tù”.
Edit Xót xa phiên toà bà nội gào thét đòi “tử hình” cháu trai vì ‘gi:ết’ cha để cứu mẹ bị b:ạo h:ành