Bà nội nhất mực không cho sinh đứa bé đến khi đứa nhỏ ra đời sự việc kinh hoàng liên tiếp xảy ra..P1 Có lẽ bạn đang tìm hiểu đúng không? Nếu đúng như vậy thì mời bạn xem nó ngay tại đây. Xem thêm các video thú vị tại Truyện ngắn
VIDEO Bà nội nhất mực không cho sinh đứa bé đến khi đứa nhỏ ra đời sự việc kinh hoàng liên tiếp xảy ra..P1
Nàng dâu dính bầu vào năm cuối đại học, lấy chồng lương tháng chỉ 3-4 triệu, nhưng chi tiền mua đồ sơ sinh 3-4 chục triệu rồi bức xúc đăng đàn kể lể mẹ chồng không cho tiền chăm sóc thai kỳ, còn ấm ức nói: “Ủa rồi con tôi làm sao ai chịu?”.
Trên mạng xã hội xuất hiện tâm sự của một nàng dâu than vãn mỗi nhà mỗi cảnh, vì buồn mẹ chồng nên cô đăng đàn kể lể cho nhẹ lòng, nhưng cuối cùng lại nhận về rất nhiều lời chê trách của cư dân mạng, chê trách lớn nhất chính là: Con mình không nuôi thì đợi ai nuôi? Bố mẹ già không có nghĩa vụ phải chu cấp, cho tiền con cái.
Câu chuyện của nàng dâu trẻ khá dài, nhưng tóm tắt lại, có thể hiểu những điều bức xúc của cô bắt nguồn từ việc cô cho rằng nhà chồng quá khác nhà mình, trong khi bố mẹ đẻ lo lót cho cô không thiếu thứ gì từ lúc cô dính bầu sinh con, thì nhà chồng “làm ăn kinh tế tầm trung nhưng đặc biệt rất thích khoe của, thêm bà chị chồng giống y tính mẹ chồng” và cứ nói đến tiền làm nọ kia là gạt đi, cân nhắc và nói không cần thiết phải làm.
Nàng dâu đưa dẫn chứng cô bị xuất huyết giữa thai kỳ một cách khó hiểu dù tim thai vẫn bình thường, lo ngại do đã uống thuốc tây mẹ chồng đưa cho lúc chưa biết có bầu, nên cô nghĩ mình nên đi làm xét nghiệm sàng lọc. Cô bàn với chồng nhưng chồng không có tiền làm nên cô muốn chồng bàn với mẹ để mẹ cho tiền.
Cô nói chuyện với cả chị chồng, nhưng sau đó mẹ chồng bảo với chồng cô rằng chị chồng nói chắc không cần làm xét nghiệm đâu. Cô bức xúc bày tỏ trên cõi mạng: “Ủa rồi con tôi có làm sao thì ai chịu trách nhiệm?” và trách cứ mẹ chồng đã không cho tiền.
Khi đôi bên bàn chuyện cưới xin vì cô trót dính bầu, sẵn bố mẹ đẻ có lời với bên thông gia khi lường trước khó khăn của đôi vợ chồng người “sinh viên chưa ra trường” kẻ “lương tháng 3-4 triệu” rằng nếu tác thành cho hai đứa thì đôi bên nội ngoại nên chung vai gánh vác cho chúng nó lúc khó khăn, nàng dâu trẻ nghĩ rằng việc ông bà gánh vác cho mình là đương nhiên, và tỏ ra khó chịu khi mẹ chồng không chịu chi nhiều khoản liên quan đến chăm sóc thai kỳ và sinh nở.
Cô kể nhà ngoại đã gánh vác phần nhiều chi phí nhưng phía nhà chồng, mẹ chồng lại chỉ cho con dâu số tiền bằng một nửa so với thời cho con gái lúc mang thai và sinh con. Điều này khiến cô cũng vô cùng ấm ức:
Đến khi mua đồ chuẩn bị đi sinh, chồng mình bảo trước mẹ cho chị M. như thế nào thì giờ cho bọn con vậy (thấy kể chị M. đi lấy chồng nhưng nhà chồng không cho nhiều, mẹ chồng mình phải trả cả viện phí), chị M. ở đâu chạy lại nói rằng mẹ cho chị xx triệu nhưng đồ của cháu dùng được đến năm 3-4 tuổi cơ, cậu mợ mua ít thôi, mẹ cho bọn nó x triệu thôi (=1/2 của chị ấy).
“Cục tức” của nàng dâu trẻ vẫn chưa dừng lại ở đó, vẫn dồn tụ từ nhiều chuyện lặt vặt khác nữa như mẹ chồng chê màu bộ chăn ga gối cưới con dâu mua tối và xấu thế, mẹ chồng nói “nó ra rồi thì để nó ra đi, phụ nữ ai chẳng kế hoạch vài lần” khi thấy cô ra máu giữa thai kỳ, không cho một đồng một cắc nào khi cô đi khám thai cả thai kỳ, hay can thiệp nói con dâu đừng uống sắt vì “ngày xưa cái M. mẹ thấy có uống đâu”, đi siêu âm ít thôi không thai bị lé, bị điếc…
Đỉnh điểm sự khó chịu là khi ở phòng đẻ cô nghe chị cùng phòng nói mẹ chồng bảo vì không thích con dâu nên khó dễ với cô. Khi chồng cô hỏi lại mẹ thì bà nói bà không bảo như vậy.
Nàng dâu cho rằng với ngần ấy chuyện, thì việc chồng cô hỏi vợ “sao em lại có thành kiến với mẹ anh” thật không cần thiết phải trả lời, vậy mà mẹ chồng còn vặn vẹo chồng cô là thấy dâu hàng xóm gọi điện nói chuyện với mẹ chồng cả tiếng đồng hồ, bà có làm gì có lỗi với con dâu của mình không mà chẳng thấy con dâu gọi cho mẹ chồng bao giờ cả.
Tâm sự của nàng dâu về mẹ chồng vấp phải rất nhiều lời chỉ trích.
Một số ít cho rằng mẹ chồng cô như vậy cũng có nhiều điều chưa phải, chưa tâm lý với con dâu, nhưng đó là bắt nguồn từ cách sống tiết kiệm, từ nếp nghĩ cũ, có thể thông cảm được, còn nếu không thông cảm được thì có thể giải thích, cập nhật cho bà cách chăm sóc em bé, bà bầu mới để bà hiểu hơn.
Nhưng suy nghĩ bố mẹ chồng phải cho tiền vì mình chưa làm gì ra tiền còn chồng có thu nhập thấp của nàng dâu mới là vấn đề lớn. Làm gì có chuyện bố mẹ già rồi lại có nghĩa vụ phải cho ngược con cái tiền.
– “Dù chị và mẹ chồng có này kia thì cũng do chính bạn mà thôi, bầu là do các bạn mà, bảo là cưới chạy bầu chứ không chạy bầu cũng 11 tháng nữa cưới, trong khi chồng lương có 3 – 4 triệu, bản thân chưa kiếm được đồng nào, dịch dã thế này 11 tháng nữa ra trường không thất nghiệp cũng chả đủ ăn.
Lớn rồi, bố mẹ nuôi ăn học, nói thẳng ra bố mẹ cho được bao nhiêu quý chừng ấy, bạn có quyền gì bắt mẹ chồng bạn phải cho tiền bạn, lại còn thằng chồng như ra lệnh “mẹ phải cho con bằng số tiền của chị M”. Bố mẹ nợ các bạn tiền à? Bạn không kiếm được tiền là lỗi của các bạn tự có bầu, tự muốn cưới sớm trong khi trong tay chả có cắc nào ấy chứ”,
– “Đọc đến chỗ đi khám sàng lọc đã khó chịu rồi. Ủa rồi con tôi bị làm sao ai chịu? Ủa vậy rồi con bạn hay con chị chồng bạn? Ủa chưa làm ra tiền sao chửa đẻ chi vậy? Ủa lúc sướng các bạn sướng với nhau sao lúc khổ đè đầu người khác ra hỏi? Không muốn đọc tiếp luôn, lạ lùng!”,
– “Mình sau này làm mẹ chồng thì mình cũng không có cho tiền con để nuôi cháu đâu. Con thằng nào thằng đấy nuôi, thế cho nó nhanh”,
– “Muốn làm xét nghiệm thì tự bỏ ra mà làm, chả hiểu sao có cái tư duy mình đẻ người khác lo hộ. Chưa làm ra tiền thì tiêu pha chắc lép lại chứ bố mẹ nuôi con rồi còn phải có trách nhiệm gánh thêm cả cháu nữa chắc!”…
… cư dân mạng dành nhiều gạch đá cho nàng dâu trẻ chưa hiểu sự đời.
Tâm sự của nàng dâu sinh viên là một mặt tiêu cực có thể quan sát được khi bạn trẻ bước vào hôn nhân quá sớm, khi chưa chuẩn bị đủ hành trang, làm cha mẹ vì “tai nạn” khi chưa hiểu hết cái khổ, cái vất vả của người làm cha mẹ.
Xã hội trong thời đại mới tất nhiên sẽ chỉ trích những suy nghĩ cổ hủ, hạch sách con dâu vô lý kiểu mẹ chồng phong kiến, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc các nàng dâu thế nào cũng sẽ được bênh, cần nhận thức đầy đủ về trách nhiệm làm người lớn, làm vợ, làm mẹ và làm con dâu để có thể hòa hợp tốt với gia đình chồng.